Showbiz và những lời nguyền

Sự thật là bấy lâu nay, làng nhạc US vẫn lởn vởn những lời nguyền thế này…

  1. Lời nguyền “thần đồng”

Trong ngành giải trí, dường như nổi tiếng cũng chỉ có “hạn sử dụng” – tên tuổi đến càng sớm thì càng nhanh biến mất. Năm 13 tuổi, Jojo từng tạo nên hiện tượng với hit Leave (Get out), trở thành khách mời của những chương trình truyền hình lớn, đêm nhạc dành cho các diva, hát tại nhà Trắng… Tuổi nhỏ là điểm cộng đáng kể cho cô ấy trong mắt công chúng. Thế nhưng giữ được nhiệt cho tên tuổi mới là khó, bởi càng lớn lên, sự cạnh tranh càng gay gắt. Nghỉ ngơi quá lâu đã khiến cho những single ra sau đó như In the dark, Disaster không thể tạo tiếng vang như mong đợi. Sự trở lại của Jojo vẫn luôn được khán giả trông đợi, nhất là trong thời buổi showbiz “đãi cát tìm tài năng” như hiện nay; nhưng một cỗ máy PR và định hướng rõ ràng là điều cần thiết để Jojo lấy lại vị trị ngày trước.

Đối với các sao nam, nổi tiếng quá sớm sẽ đi kèm vấn đề… vỡ giọng. Giọng ca cao vút và trong vắt đã từng là vũ khí tối thượng của Billy Gilman năm 10 tuổi, đem lại cho anh ấy đề cử Grammy cho một nghệ sĩ trẻ nhất lịch sử. Thế nhưng, ai cũng phải lớn; giọng hát thay đổi khiến Billy phải tạm dừng thu âm để điều chỉnh. Điều tương tự cũng xảy đến với thần đồng âm nhạc Anh Declan. Justin Bieber cũng bắt đầu gặp rắc rối với giọng mới của mình – cậu ấy gặp khó khăn hơn nhiều khi phải hát với theo giọng ca của Mariah Carey trong All I want for Christmas is you.

Nếu không vì các lý do chính đáng trên, sao nhí cũng dễ tiêu tùng sự nghiệp vì vô vàn thói hư tật xấu Hollywood mà họ tiêm nhiễm phải; Lindsay Lohan, Aaron Carter, điển hình nhất là Macaulay Culkin đều đã tự tay đóng sập sự nghiệp lại sau cánh cổng trại cai nghiện. Thật không dễ dàng để đi từ thần đồng thành ngôi sao trưởng thành.

 

  1. Lời nguyền winner

Bấy lâu nay, dân gian tương truyền rằng: thi American Idol thì làm Á quân thôi, đừng cố thành winner! Bởi vì nhìn vào lịch sử American Idol qua cả 10 season, sự nghiệp của những người thua cuộc nhiều khi lại thành công hơn người đăng quang – Clay Aiken thua Roben Studdard tại AI season 2, nhưng lại bán được nhiều đĩa hơn; Kris Allen có thể giành ngôi quán quân, nhưng không bao giờ qua mặt được Adam Lambert về cá tính và sức hút đối với khán giả; David Archuleta chỉ về ngôi á quân, nhưng cậu ấy, chứ không phải David Cook, được khán giả coi là idol xuất sắc nhất trong suốt 10 năm qua. Những nhân vật như Chris Daughtry, Jennifer Hudson thậm chí bị loại rất sớm giữa cuộc thi, cuối cùng hóa ra lại trở thành những nghệ sĩ gây chú ý và thành công, trong khi quán quân Lee DeWyze của season 9 đã đăng quang trong một đêm đó và gần như biến mất khỏi mọi bảng xếp hạng.

 

  1. Lời nguyền… đẹp trai

Hiếm có showbiz nào lại kì thị trai đẹp như showbiz Mỹ. Nhìn ra thế giới mà xem: các idolgroup đầy trai xinh thống trị Kpop và lan tỏa ra các nước châu Á khác; tại Anh/Scotland/Ireland, boyband đẹp trai như Boyzone, Westlife… cũng làm mưa làm gió một thời; ngay cả hiện tại, các boyband như JSL hay One Direction lại đang làm ăn rất tốt. Ở Mỹ thì sao?

Không phải khán giả (nữ) Mỹ không thích trai đẹp (nếu thế thật thì Justin Bieber, hãy bay về Canada và trở lại trường học đi!); nhưng giới truyền thông và phê bình nói chung không ưu ái các ngôi sao dạng này. Showbiz Mỹ là nơi mà tài năng và cá tính được coi trọng nhiều tới mức cực đoan – nếu một nghệ sĩ đẹp trai, anh ấy sẽ phải chịu áp lực hơn nhiều lần người khác chứng tỏ tài năng của mình, để không mang tiếng đẹp mà bất tài.

Nếu như ở châu Á, Jesse McCartney là típ nghệ sĩ rất hoàn hảo: quá đẹp trai, hát live tốt và có thể sáng tác; thế nhưng không hiểu sao sự nghiệp của anh ấy chỉ dừng ở mức ra single hàng năm và twitter đều đặn hàng ngày. Những hotboy hiện nay Justin Bieber, Jonas thì luôn đối mặt với “gạch đá” từ phía báo chí và antifan. Những nghệ sĩ nam hàng đầu của showbiz Mỹ thường là người da màu, hoặc rất ít khi được nhắc đến với mác “đẹp trai” – Michael Jackson, Usher, Jay Z, Eminem… Ngay cả trong thời đại boyband ở Mỹ, boyband cũng không được coi trọng – Justin Timberlake chỉ thực sự tỏa sáng khi đã rời khỏi N’sync. Cũng dễ dàng nhận thấy các nhóm nhạc Mĩ không có ngoại hình quá long lanh sáng láng như các nhóm nhạc Anh; bản thân Boyzone hay Westlife khi tìm đường vào showbiz Mỹ đều phải ngậm ngùi rút ra một kết luận về khán giả Mỹ:1. Tai nhạc của Mỹ vừa khó chiều vừa quái 2. Đẹp trai không giúp được gì ở đất Mỹ đâu.

 

Dạ Ly

4 thoughts on “Showbiz và những lời nguyền

You must be having some interesting thoughts. Tell me here